
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, các ứng dụng nền tảng mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber, Whatsapp, Signal,...) đã trở thành một phương tiện thiết yếu, không thể thiếu trong kết nối, giao tiếp của mỗi tổ chức, cá nhân; có vai trò quan trọng và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội… Mạng xã hội (MXH) cũng được xem là một thế giới “thực - ảo”, tiềm ẩn nhiều thách thức với những nguy cơ rủi ro vô hình, không phải ai cũng nhận thức được.
Ngoài những thông tin tích cực được lan tỏa, cũng có không ít thông tin xấu độc, sai sự thật được phát tán trên không gian mạng (KGM), nhất là việc Livestream (phát trực tiếp) thuận tiện, tính năng dễ dàng, khiến nhiều người muốn thể hiện sự hiểu biết đã đưa ra những lời bình luận (“tay nhanh hơn não”) thiển cận, vô căn cứ và thực tế, người sử dụng MXH cũng có xu hướng quan tâm những thông tin mang tính giật gân (thường thông tin thiếu khách quan, sai sự thật, tiêu cực, trái chiều…) hơn chính thống thông qua việc bình luận, thích (like), chia sẻ (share) một cách vô thức hoặc cố tình, bất chấp hậu quả tác động xấu từ truyền thông MXH đến dư luận trên KGM, dần từng bước truyền bá, phá vỡ hệ tư tưởng cách mạng, giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống nhân văn, tốt đẹp cho thế hệ trẻ hôm nay. Sự phá vỡ đó có thể dẫn đến những tổn thương, ảnh hưởng về tinh thần, trạng thái của mỗi cá nhân trong cuộc sống, tác động đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, việc dành quá nhiều thời gian cho MXH có thể đến giới trẻ tự “cô lập với xã hội thực tại”, “xao nhãng các quan hệ đời thực”, “tin vào điều chưa được kiểm chứng”, “không cần dành quá nhiều thời gian để quan sát, trải nghiệm thực tế nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn”…, gây nên sự lệch chuẩn về nhận thức, thờ ơ, vô cảm thậm chí là vi phạm pháp luật.
Với sự bùng nổ thời đại công nghệ thông tin, sự phát triển mạnh các nền tảng MXH với tính ưu việt về tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng và tất yếu sẽ tồn tại một khoảng trống không gian rất lớn cho những thông tin xấu độc, tin giả, sai sự thật được đăng tải trên KGM. Trong một số trường hợp, những tin đồn thất thiệt được lan truyền, nhiều cá nhân bị rơi vào trạng thái trầm cảm, xấu hổ, công việc bỏ bê, suy nghĩ tiêu cực, mất thăng bằng dẫn đến tự tử vì không chịu được áp lực từ dư luận. Điển hình như: (1) Vào tháng 6/2013, nữ sinh N.T.C.L (Sn 1995; mới tốt nghiệp lớp 12 Trường THPT Hai Bà Trưng, Thạch Thất, Hà Nội), bị bạn cùng lớp ghép ảnh chân dung của mình vào tấm ảnh quảng cáo một cô gái mặc áo hở hang, rồi đăng trên Facebook; bức ảnh ghép bị bạn bè bình luận trêu đùa, khiến L. xấu hổ, yêu cầu gỡ ảnh không được, L dọa sẽ uống thuốc tự tử nhưng các bạn cùng lớp làm ngơ; về nhà, L đã uống thuốc (diệt cỏ) tự vẫn và khi gia đình phát hiện, đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong vài ngày sau đó. (2) Vụ việc em B.Q.H (Sn 2001; học sinh lớp 8A, trường THCS Âu Lâu, Tp. Yên Bái) treo cổ tự tử vào ngày 25/9/2016. Theo người nhà cho biết, em H tự tử có thể vì hoảng sợ, lo lắng, xấu hổ khi bị một nhóm thanh niên đánh, bắt quỳ gối và quay clip đăng tải trên MXH; (3) Tháng 3/2021, sự việc bé gái 13 tuổi ở Long An uống thuốc sâu tự tử do bị tẩy chay, cô lập và bắt nạt hội đồng trên MXH. May mắn, gia đình phát hiện, cứu chữa kịp thời em đã thoát khỏi cái chết, ổn định cuộc sống và rất ân hận về hành động dại dột của mình…
Trên phương diện bảo vệ an ninh quốc gia, môi trường KGM đang được các thế lực thù địch, tổ chức phản động sử dụng triệt để thông qua các thiết bị thông minh, Internet, các ứng dụng nền tảng MXH để thực hiện âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”… nhằm thay đổi thể chế chính trị, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Có thể thấy, các tổ chức phản động gia tăng các hoạt động đăng tải những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân trên KGM không chỉ tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, gây hoang mang, dao động tư tưởng, sự hoài nghi, mất niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, xâm phạm thể chế, lợi ích quốc gia, dân tộc mà còn tạo ra những hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội. Nếu nhân cách, đạo đức trong xã hội bị hủy hoại, giá trị lịch sử bị lãng quên, bản sắc văn hóa dân tộc dần mai một… thì nguy cơ mất phương hướng, mất niềm tin ngày càng gia tăng, tác động đến đời sống xã hội và sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
Mặc dù đã có những chế tài xử lý vi phạm về hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin xuyên tạc, giả mạo, sai sự thật trên MXH theo quy định của pháp luật (Luật An ninh mạng, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử…), tuy nhiên hệ lụy mà nó để lại là vô cùng lớn, khó định lượng. Vì thế, cổ nhân xưa đã từng nói: “Gieo suy nghĩ gặt lời nói/ Gieo lời nói gặt hành động/ Gieo hành động gặt thói quen/ Gieo thói quen gặt tích cách/ Gieo tính cách gặt số phận”; do đó, trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy tạo tập, rèn luyện cho bản thân những đức tính, phẩm chất, thói quen tốt để giúp cho đời, cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Con người không ai là hoàn hảo, nhưng luôn có thể trở thành một phiên bản tốt hơn chính mình bằng cách thiết lập lối sống lành mạnh, song hành với xã hội hiện đại và mỗi cá nhân cần tỉnh táo, cân nhắc trước khi tương tác, tham gia hoạt động trên các nền tảng MXH, bởi MXH là “ảo” nhưng chế tài xử phạt là “thực”.
Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet
Một số hình ảnh cán bộ Công an làm việc với trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Nguồn: Phòng An ninh mạng
Trang “Đài Á Châu Tự Do” đăng tải nội dung dung xuyên tạc Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở
Nguyễn Quyên
- Khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho Đối tượng 2 và Đối tượng 3 năm 2025 (12/05/2025, 21:30)
- Cảnh giác bẫy lừa đảo qua mạng trong mùa thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 (12/05/2025, 16:28)
- Công an Đắk Lắk triển khai các biện pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai năm 2025 (12/05/2025, 11:41)
- Phòng An ninh kinh tế tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống vẻ vang của lực lượng An ninh kinh tế (13/5/1953 - 13/5/2025) (12/05/2025, 11:23)
- Hướng dẫn cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID (12/05/2025, 09:45)
- Phòng Cảnh sát Cơ động Đắk Lắk: Nghĩa tình từ “trái tim” những người lính (09/05/2025, 16:37)
- Công an tỉnh Đắk Lắk triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân Liệt sĩ chưa xác định danh tính (09/05/2025, 16:30)
- Công an tỉnh Đắk Lắk thăm, chúc mừng các cơ sở Phật giáo nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc và lễ Phật đản PL.2569 năm 2025 (09/05/2025, 16:22)
- Khen thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân lập thành tích trong phát hiện, làm rõ các đối tượng có hành vi vận chuyển, tàng trữ vũ khí (09/05/2025, 11:04)
- Phòng Hậu cần sôi nổi chuỗi hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (01/05/2025, 21:47)
- Niềm vui ngày đặc xá tại Trại tạm giam Công an tỉnh (01/05/2025, 16:55)