
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều tài khoản giả mạo các cơ quan chức năng như: Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Thành phố Hà Nội) hoặc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Học viện cảnh sát nhân dân… để hỗ trợ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Theo đó, các đối tượng đánh vào tâm lý những người dân bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất và dựa trên hình ảnh của của các cơ quan chức năng để thuyết phục và gây dựng niềm tin của nạn nhân. Khi nạn nhân tin tưởng vào khả năng lấy lại được tiền, thay vì đến cơ quan Công an trình báo, người dân lại liên hệ với các đối tượng để hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo thông qua các trang Facebook giả mạo, sau đó các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu nạn nhân thanh toán dưới dạng phí xử lý, phí pháp lý, phí để hỗ trợ hoặc làm nhiệm vụ để rút tiền treo trên hệ thống, ví dụ như đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân nộp phí một khoảng phần trăm so với số tiền đã bị lừa đảo (bị lừa 100 triệu thì cần phải gửi 20% của số tiền, tức là 20 triệu), nhiều người đã nhẹ dạ cả tin và bị lừa tiếp lần hai. Sau khi chuyển tiền xong, các đối tượng sẽ lấy các lý do như tài khoản ngân hàng bị lỗi, không cho rút tiền về và khoá chặn liên lạc với nạn nhân.
Ngoài những trang giả mạo trên, trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều nhóm công khai với tên gọi “Lấy lại tiền lừa đảo” với vài chục nghìn thành viên. Các trang này công khai quảng cáo, giúp lấy lại tiền lừa đảo qua số tải khoản, qua các sàn như shopee, lazada, senko, tiki, vay tiền... Để thực hiện hành vi lừa đảo của mình, các đối tượng sẽ mạo danh là công an, luật sư, kiểm sát viên... Sau đó, chúng sẽ thao túng tâm lý để thuyết phục và xây dựng lòng tin của nạn nhân và thực hiện các thủ đoạn lửa đảo.
Tin nhắn và quảng cáo hỗ trợ lấy lại được tiền lừa đảo của các trang giả mạo (Hình ảnh minh họa)
Những nhóm "Lấy lại tiền lừa đảo" tràn lan trên mạng xã hội (Hình ảnh minh họa)
Để phòng tránh các đối tượng lừa đảo, người dân cần tự nâng cao ý thức cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng qua điện thoại, email hay tin nhắn, kể cả với người tự xưng là luật sư hay công an; luôn luôn giữ cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh, tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh trở thành nạn nhân. Đề nghị người dân cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật; không tìm đến các trang mạng xã hội giới thiệu có thể lấy lại tiền bị lừa, tránh bị mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo./.
Nam Tiến
- Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không (25/07/2025, 10:03)
- Bắt giữ 02 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy (25/07/2025, 01:29)
- THÔNG BÁO Tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2026 (25/07/2025, 01:15)
- Công an tỉnh Đắk Lắk thăm, tặng quà các gia đình chính sách nhân kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ (25/07/2025, 00:46)
- Trại tạm giam số 1 công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức sơ kết công tác công an 6 tháng đầu năm 2025 (24/07/2025, 00:56)
- THÔNG BÁO Tuyển chọn lao động hợp đồng vào làm việc tại Cơ sở cai nghiện, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh (23/07/2025, 10:45)
- Công an Đắk Lắk tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Công an cấp xã sau khi sáp nhập (21/07/2025, 00:29)
- Công an Đắk Lắk chủ động ứng phó với ảnh hưởng của bão Wipha (bão số 3) (20/07/2025, 01:28)
- Khởi tố 05 bị can liên quan đến hành vi làm giả báo cáo đánh giá tác động môi trường (20/07/2025, 01:11)
- Hội nghị sơ kết công tác tham mưu, công tác xây dựng đảng, xây dựng lực lượng 06 tháng đầu năm 2025 (19/07/2025, 02:21)
- Lực lượng Công an tỉnh đảm bảo ANTT, góp phần thành công cho Chương trình nghệ thuật - thời trang “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới” (19/07/2025, 01:48)