CHI TIẾT TIN CHI TIẾT TIN
Vướng mắc, bất cập trong thi hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (31/03/2024)

Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ là công cụ hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức trên lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Có thể khẳng định, so với quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có nhiều nội dung mới, quy định cụ thể hơn về các hành vi được coi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của xã hội, như: quy định về mức phạt tiền, tịch thu tang vật, buộc trả lại tài sản chiếm giữ trái phép, buộc thu hồi phương tiện,... quy định xử phạt về quản lý ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT, về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân, quy định xử phạt về họ, hụi, biêu, phường…, đã đảm bảo phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung; các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các lĩnh vực này sẽ phải xem xét, cân nhắc đến các hành vi vi phạm và hậu quả pháp lý, từ đó có ý thức chấp hành, điều chỉnh hành vi, tạo ra tác động trực tiếp đến mức độ nhận thức chung của xã hội đối với việc chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các quy định của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP trong thực tiễn phát sinh một số vướng mắc, bất cập như sau:

- Tại Điều 6 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt hành chính đối với một số hành vi được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng “Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 7; các điểm b và c khoản 4 Điều 9; điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều 12; điểm e khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 13; các điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều 50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính”. Theo đó, quy định trên không phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 62 Luật XLVPHC là phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Trên thực tế, cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện một số hành vi thì xác định cơ bản hành vi đó chỉ đến mức xử lý hành chính (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), mà vẫn phải chuyển đến cơ quan tố tụng để thụ lý, sau đó cơ quan tố tụng lại chuyển về cơ quan phát hiện ban đầu để ra Quyết định xử phạt hành chính, điều đó dẫn đến việc khó khăn trong quá trình áp dụng.

- Nghị định 144/2021/NĐ-CP không quy định về hành vi “Đánh nhau” như Nghị định 167/2013/NĐ-CP nên một số hành vi đánh nhau xảy ra nhưng không có thương tích  hoặc tỷ lệ thương tích 0% không đủ để cấu thành hành vi “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự” nên không có căn cứ để xử phạt VPHC. Việc lập hồ sơ xử phạt VPHC về hành vi trên còn gặp nhiều khó khăn nhất là việc xác định thương tích.

- Các quy định về hành vi “gây mất trật tự công công”, “gây rối trật tự công cộng” tại Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP còn mang tính định tính, do đó, trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, nhất là các hành vi gây mất trật tự do tiếng ồn (hát cho nhau nghe, hát karaoke…) chưa vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn.

- Nội dung tại điểm đ khoản 4 Điều 9 và điểm i khoản 3 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cùng quy định hành vi “Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài” nhưng có mức phạt khác nhau. Cụ thể: Tại điểm đ khoản 4 Điều 9, mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; tại điểm i khoản 3, mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Vì vậy, dẫn đến việc áp dụng mức xử phạt không thống nhất.

- Tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định quy định xử phạt đối với hành vi “Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm”. Tại Điều 30 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP cũng quy định xử phạt đối với hành vi “Vi phạm quy định về cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em”. Hiện nay, quy định về một số loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại mục X Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM, tuy nhiên, tại quy định này không quy định danh mục đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Do đó, gây lúng túng trong quá trình áp dụng.

- Tại điểm đ khoản 7 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi “tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép”. Tuy nhiên, những hành vi này cũng được quy định tương tự tại Điều 348, Điều 349 BLHS năm 2015. Như vậy, cùng một hành vi vừa được quy định là tội phạm, vừa được quy định là vi phạm hành chính. Trong khi đó, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn nào đưa ra căn cứ để phân định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trên, từ đó dẫn đến khó khăn, lúng túng trong áp dụng pháp luật và thiếu tính thống nhất trong xử lý giữa các địa phương.

- Nghị định số 144/2021/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản mà không có quy định xử phạt đối với hành vi cho vay lãi nặng khác ngoài hình thức có cầm cố tài sản. Mặt khác, theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp pháp luật có liên quan có quy định khác về lãi suất thì sẽ áp dụng lãi suất đó cho quan hệ vay thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đó (như các hợp đồng vay vàng, ngoại tệ, vay chính sách xã hội, vay đầu tư phát triển…). Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể về “trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác” được quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015.

- Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm a và b khoản 3; điểm b, c, d khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì hành vi đánh bạc trái phép bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hành vi này bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm” theo quy định tại khoản 7. Theo quy định tại khoản 4 Điều 69 thì Trưởng Công an cấp huyện không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm” nên không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép. Thực tế hành vi này diễn ra tương đối nhiều, vì vậy việc chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt sẽ gây áp lực cho các cơ quan cấp trên và khó khăn cho các đơn vị.

- Tại mục 4 chương II Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối thiểu là 500 ngàn đồng, tối đa là 30 triệu đồng trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân. Như vậy, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa chênh nhau tới 60 lần. Trong khi đó, có nhiều hành vi bạo lực gia đình lại chưa có chế tài xử phạt, gây khó cho cơ quan chức năng trong việc xử lý. Bên cạnh đó, việc phạt tiền đôi khi chưa ổn, thiếu tính răn đe, bởi tiền là do vợ, chồng làm ra. Bằng chứng là người chồng có hành vi bạo lực với vợ, nhưng lại lấy tiền chung của hai người trong gia đình để đóng phạt. Điều này khiến nạn nhân không muốn tố cáo hành vi bạo lực trong lần tiếp theo và cũng không giúp cho việc răn đe, giáo dục người có hành vi bạo lực.

- Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định không thống nhất về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống tệ nạn xã hội, cụ thể:

+ Tại Điều 70 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định 06 nhóm chức danh thuộc Bộ đội Biên phòng có quyền xử phạt VPHC trong 04 nhóm lĩnh vực (an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội). Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 78 quy định về phân định thẩm quyền xử phạt thì quy định: Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi VPHC quy định tại các Điều 7, 8 và 15; khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 18; các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 45 và các Điều tại Mục 4 Chương II Nghị định này. Tuy nhiên, Mục 4 Chương II của Nghị định quy định VPHC về phòng, chống bạo lực gia đình - lĩnh vực mà Điều 70 của Nghị định không quy định thẩm quyền phạt tiền của Bộ đội Biên phòng.

+ Tại Điều 71 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt VPHC của Cảnh sát biển quy định 07 nhóm chức danh của lực lượng này chỉ có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội (được quy định cụ thể tại Mục 1, Chương II Nghị định này). Tuy nhiên, khoản 5 Điều 78 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP lại quy định, người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có quyền xử phạt VPHC và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi VPHC quy định tại Điều 23 và 28 Nghị định này (Điều 23 - Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy; Điều 28 - Hành vi đánh bạc trái phép) là các VPHC về phòng, chống tệ nạn xã hội. Như vậy, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định không thống nhất về thẩm quyền xử phạt VPHC của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển - là các chủ thể có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của một số chức danh thuộc các cơ quan có thẩm quyền xử phạt còn mang tính hình thức, không khả thi, cụ thể:

+ Tại điểm đ khoản 3 Điều 68 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC và khoản 3 Điều 3 Nghị định này”; khoản 2 Điều 78 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cũng phân định thẩm quyền này của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 3 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP chỉ quy định cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC (chứ không phải các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 28) và một hoặc nhiều biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, I, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v khoản 3 Điều 3 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Nghị định cũng không quy định thêm biện pháp khắc phục hậu quả nào ngoài các biện pháp quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC. Theo quy định của Điều 4 Luật Xử lý VPHC, căn cứ quy định của Luật Xử lý VPHC, Chính phủ quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi VPHC. Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP cũng quy định Các hình thức xử phạt VPHC và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi VPHC cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý VPHC”. Như vậy, có thể hiểu nếu Nghị định không quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi VPHC thì các chủ thể không thể áp dụng. Do đó, việc quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28, trong khi Nghị định số 144/2021/NĐ-CP chỉ nêu các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý VPHC thì chức danh này cũng khó có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khác ngoài giới hạn các biện pháp mà nghị định này đã quy định.

+ Ngoài ra, khoản 4 Điều 78 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP liệt kê thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng đối với các hành vi VPHC, nhưng không bao gồm thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ quy định tại Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Đây là hành vi xâm hại tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ; tác động tiêu cực tới việc chấp hành pháp luật của nhà nước. Hành vi này là hành vi vi phạm tương đối phổ biến; các chủ thể khác đều được quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này. 

Hiện nay, một số quy định pháp luật về XLVPHC chưa đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, như: Luật Căn cước, Luật Cư trú (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.... Mặt khác một số quy định pháp luật hiện không còn phù hợp với thực tiễn cần kịp thời sửa đổi, bổ sung như Luật Phòng cháy, chữa cháy, Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm....Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp như sau:

- Tại Điều 6 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định theo hướng đối với những hành vi vi phạm có đủ căn cứ xác định là vi phạm hành chính thì không phải chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng để giảm tải công việc cho lực lượng điều tra và nhanh chóng, kịp thời xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021 theo hướng: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền hoặc tài sản khác với mức lãi suất cho vay gấp từ 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS và thu lợi từ người vay số tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng”.

- Cần có hướng dẫn áp dụng quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 18 Nghị định số 144/2021 và Điều 348, 349 BLHS năm 2015 theo hướng xác định mức độ thực hiện hành vi như thế nào là “đáng kể” để làm căn cứ xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.

- Tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cần sửa đổi, bổ sung để không chồng lấn với nội dung quy định tại Điều 30 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

- Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 9 và điểm i khoản 3 Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thống nhất về mức xử phạt tiền.

- Có hướng dẫn thế nào là hành vi “gây mất trật tự công cộng”, “gây rối trật tự công cộng” tại Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP nhằm đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật.

- Đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021 theo hướng: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền hoặc tài sản khác với mức lãi suất cho vay gấp từ 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS và thu lợi từ người vay số tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng”.

- Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP cần bổ sung thêm quy định xử phạt đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp quy định tại Điều 54 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.

- Tại Điều 18 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP bổ sung quy định xử phạt đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không có hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.... Vì hiện nay xảy ra nhiều trường hợp người nước ngoài vượt biên sinh sống tại Việt Nam nhiều năm nhưng không có các giấy tờ tùy thân hoặc mất giấy tờ tùy thân nhưng không báo cho cơ quan chức năng.

- Rà soát lại thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển quy định tại Điều 68, 70, 71 và Điều 78 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP nhằm đảm bảo tính thống nhất, khả thi, phù hợp với thực tiễn.

- Ngoài hình thức xử phạt tiền đối với các hành vi trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, cần nghiên cứu, bổ sung các áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như: Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình; cấm tiếp xúc, giáo dục, kiểm điểm tại cộng đồng dân cư.... để khiến người có hành vi vi phạm cảm thấy xấu hổ, từ đó sớm rút ra bài học và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tiếp tục diễn ra./.

Lệ Nguyên

Các tin khác

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG AN TỈNH ĐẮK LẮK

Địa chỉ : 58 Nguyễn Tất Thành - Tp.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 0694 387 789

Chung nhan Tin Nhiem Mang

ipv6 ready

dobrowin |
betleao |
moverbet |
winzada 777 |
supremo |
casadeapostas |
dobrowin |
betleao |
moverbet |
wazamba |
fezbet |
betsson |
lvbet |
dobrowin |
betsul |
pixbet |
bwin |
betobet |
dobrowin |
bet7 |
betcris |
blaze |
888 |
betano |
stake |
stake |
esportesdasorte |
betmotion |
rivalry |
novibet |
pinnacle |
cbet |
dobrowin |
betleao |
moverbet |
gogowin |
jogos win |
campobet |
mesk bet |
infinity bet |
betfury |
doce |
bet7k |
jogowin |
lobo888 |
iribet |
leao |
dobrowin |
allwin |
aajogo |
pgwin |
greenbets |
brapub |
moverbet |
onebra |
flames |
brdice |
brwin |
poplottery |
queens |
winbrl |
omgbet |
winbra |
goinbet |
codbet |
betleao |
fuwin |
allwin568 |
wingdus |
juntosbet |
today |
talon777 |
brlwin |
fazobetai |
pinup bet |
bet sport |
bet esporte |
mrbet |
premier bet |
apostebet |
spicy bet |
prosport bet |
bet nacional |
luck |
jogodeouro |
heads bet |
marjack bet |
apostaganha |
gbg bet |
esoccer bet |
esport bet |
realbet |
aposte e ganhe |
aviator aposta |
bet vitoria |
imperador bet |
realsbet |
bet favorita |
esportenet |
flames bet |
pague bet |
betsury |
doce888 |
obabet |
winzada |
globalbet |
bet77 |
lottoland |
7gamesbet |
dicasbet |
esportivabet |
tvbet |
sportbet |
thelotter |
misterjackbet |
esportebet |
nacionalbet |
simplesbet |
betestrela |
batbet |
Pk55 |
Bet61 |
Upsports Bet |
roleta online |
roleta |
poker online |
poker |
blackjack online |
bingo |
12bet |
33win |
bet168 |
bk8 |
bong88 |
bong99 |
fcb8 |
hb88 |
hotlive |
ibet888 |
k8 |
kubet77 |
kubet |
lode88 |
mig8 |
nbet |
onebox63 |
oxbet |
s666 |
sbobet |
suncity |
vwin |
w88 |
win2888 |
zbet |
xoso66 |
zowin |
sun |
top88 |
vnloto |
11bet |
bet69 |
8xbet |
leon |
amon |
bons |
skol |
32red |
yako |
mrrex |
winny |
mrbit |
slotv |
21bit |
tsars |
buumi |
bizzo |
netbet |
24bet |
rummy |
sbobet |
patti |
mirax |
12bet |
amunra |
maneki |
mrplay |
dreamz |
refuel |
goslot |
ivibet |
gamdom |
pgebet |
casigo |
nomini |
betobet |
betshah |
spinrio |
heyspin |
nyspins |
21prive |
1xslots |
220patti |
casitsu |
nobonus |
slotbox |
teen patti |
puma |
satsport |
lottoland |
national |
pinnacle |
alexander |
marvel bet |
vinyl |
22bet |
rant |
baji |
yoyo |
oppa888 |
bilbet |
roobet |
vave |
nextbet |
comeon |
bluechip |
unibet |
leonbet |
betfury |
pino |
slottica |
w88 |
casumo |
rivalry |
exclusive |
sol |
highway |
500 casino |
jazz |
howl |
supernova |
sherbet |
fresh |
daddy |
jet |
wish |
eclipse |
inplay |
drip |
marvel |
stake |
scorpion |
luxebet |
drake |
thor |
puma |
winzir |
loki |
shazam |
rivalry |
f1 casino |
xgbet |
sushi |
bk8 |
art casino |
manga |
pgasia |
gemini |
bingoplus |
slot vip |
help slot win |
8k8 slot |
tadhana slot |
jili slot |
55bmw slot |
vip slot |
nn777 slot |
jili slot 777 |
tg777 slot |
w500 slot |
phfun slot |
bmw55 slot |
sg777 slot |
wj slot |
slot free 100 |
lucky cola slot |
cc6 slot |
taya777 slot |
ph444 slot |
slot games |
fb777 slot |
okebet slot |
help slot |
tg77 slot |
phwin slot |
vvjl slot |
fc777 slot |
slot vin |
yy777 slot |
define slot |
define slot |
inplay |
99bet |
60win |
melbet |
jollibet |
jili slot |
rich711 |
tayabet |
phl63 |
unobet |
63jili |
mwplay888 |
gold99 |
jolibet |
ubet95 |
nice88 |
jili777 |
nn777 |
phlove |
jiliko |
55bmw |
phoenix game |
8k8 |
cgebet |
7up gaming |
diamond game |
hellowin |
win88 |
big win |
kabibe game |
sabong bet |
phcity |
colorplay |
tongits go |
slotsgo |
spinph |
go perya |
casino frenzy |
aurora game |
escala gaming |
winning plus |
bingo plus |
ph dream |
747 live |
niceph |
lucky cola |
pera play |