Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, hiến pháp, pháp luật; tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hay không theo tôn giáo của người dân… Bên cạnh đó, các tổ chức tôn giáo chính thống, hợp pháp tại Việt Nam cũng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vẫn có hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mưu đồ chính trị, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ giữa các tổ chức tôn giáo … điển hình là tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”, cụ thể:
- Vào năm 2015, đối tượng Hờ Chá Sùng (tên gọi khác David Her, người dân tộc Mông, hiện đang định cư tại Mỹ) tự cho mình là “người đưa tin của Chúa”, sử dụng Kinh thánh của đạo Tin lành để cắt ghép, chỉnh sửa nội dung, thay đổi nhân vật, cải biên thành lập tổ chức tôn giáo mới với tên gọi “Đạo Giê Sùa”. Hờ Chá Sùng cho rằng, “Đạo Giê Sùa” là đạo của người Mông, sau này “Chúa Giê Sùa” sẽ tái lâm, lãnh đạo, bảo vệ người Mông; kích động tư tưởng ly khai tự trị, lôi kéo người Mông sang Lào để chiến đấu, xây dựng thành lập “Nhà nước Mông” đặt trung tâm tại tỉnh Xiêng, Lào.
Hình ảnh đối tượng "Hờ Chá Sùng" trong một buổi tuyên truyền "Đạo Giê Sùa" qua mạng xã hội
- Vào năm 2016, đối tượng Vừ Thị Dợ rêu rao rằng bản thân là người được Chúa chọn để sinh ra “Chúa tái lâm lần thứ 2” tức là con trai của Dợ tên Cứ Nu Sì Lông (Nụ Sig Loob Kwm); con trai của Dợ chính là “Chúa Giê Su” tái thế và sẽ làm “Vua Mông” cai trị người Mông, thống trị thế giới sau này. Để tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia, Vừ Thị Dợ sử dụng chiêu bài chỉnh sửa, cắt ghép, xuyên tạc nội dung Kinh thánh theo ý mình và biến tấu thành một tổ chức mang danh tôn giáo mới với tên gọi “Bà Cô Dợ”.
Hình ảnh đối tượng Vừ Thị Dợ tuyên truyền "Đạo Bà Cô Sợ" trên mạng xã hội
Với các luận điệu như trên, các đối tượng cầm đấu, cốt cán của tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã lợi dụng sự nhẹ giả, cả tin, điều kiện kinh tế khó khăn của người dân và triệt để sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, móc nối, lôi kéo các hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa tham gia vào tổ chức; thời điểm cao nhất, chúng đã tuyên truyền, lôi kéo được hơn 2.288 người Mông trong nước tham gia (“Giê Sùa” 1515 người; “Bà Cô Dợ” 773 người). Tại tỉnh Đắk Lắk, dưới sự tác động của tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ” đã có 11 hộ/80 người đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại các huyện M’Đrăk, Krông Bông, Ea Súp rời bỏ các tổ chức tôn giáo thuần túy tham gia sinh hoạt theo “Giê sùa”, “Bà Cô Dợ”; số người tin theo chủ yếu có điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức còn hạn chế, niềm tin Tôn giáo mơ hồ nên đã nghe theo luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong tổ chức… khiến cho cuộc sống bị đảo lộn, điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, mâu thuẫn với các tổ chức tôn giáo khác trên địa bàn; gây ra sự bức xúc, bất bình đối với chức sắc, tín đồ đạo Tin lành trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến tình hình ANTT tại địa phương…
Một số hộ tin theo tổ chức "Giê Sùa", "Bà Cô Dợ" từ bỏ các Hội thánh tin lành thuần túy tự sinh hoạt tại nhà
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Công an, Công an tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các mặt công tác đấu tranh triệt để với số đối tượng cốt cán tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”; đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, lực lượng chức năng tuyên truyền, phát động quần chúng giúp quần chúng nhân dân và chức sắc, tín đồ các tôn giáo nhận thức rõ bản chất thật sự của tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”, từ đó cùng lên án, cùng đấu tranh, vận động các hộ người đồng bào dân tộc Mông tin theo từ bỏ tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”.... Đến nay, các hộ người đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã cam kết từ bỏ tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Dợ”, quay trở lại các tổ chức tôn giáo thuần túy, hợp pháp để sinh hoạt, ổn định cuộc sống, tình hình ANTT được đảm bảo. Tính đến thời điểm hiện tại, Công an tỉnh Đắk Lắk đã đấu tranh xóa bỏ hoàn toàn tổ chức “Giê Sùa”, “Bà Cô Sợ” tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần đảm bảo ANTT, giữ bình yên cuộc sống ở các buôn làng.
Đ/c Thượng tá Y Thu ÊBan (Phó Trưởng Công an huyện Cư Kuin) và Đ/c Thượng tá Lữ Thị Anh Đào (Phó Trưởng Phòng An ninh nội địa) phát động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Văn Nhất
- Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Trường đại học Cảnh sát nhân dân với Công an các tỉnh Tây Nguyên (28/11/2024, 16:49)
- Cụm thi đua số IV – Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Vì ANTQ” năm 2024 (28/11/2024, 00:26)
- Xử lý tài xế xe ô tô khách có hành vi đón, trả khách không đúng nơi quy định trên tuyến Quốc lộ 26 (28/11/2024, 00:15)
- Công an thành phố Buôn Ma Thuột đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền pháp luật về ttatgt tại các cơ sở tôn giáo (28/11/2024, 00:09)
- Thể lệ Cuộc thi tìm kiếm mô hình, sáng kiến ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ chuyển đổi số, cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (26/11/2024, 07:43)
- Công an tỉnh Đắk Lắk lấy ý kiến Nhân dân về việc khen thưởng (25/11/2024, 19:16)
- Hội nghị tập huấn bồi dưỡng quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống kiểm soát an ninh trong Công an tỉnh (21/11/2024, 22:39)
- Bảo đảm an ninh, trật tự Hội chợ Công Thương và sản phẩm OCOP - Đắk Lắk năm 2024 (21/11/2024, 16:39)
- Phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ” năm 2024 (20/11/2024, 19:43)
- Bộ trưởng Bộ Công an dự ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại Đắk Lắk (17/11/2024, 17:32)
- Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, Tp. Buôn Ma Thuột (16/11/2024, 21:38)