CHI TIẾT TIN CHI TIẾT TIN
“Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính” trong Sáu điều Bác dạy Công an nhân dân (26/12/2021)

Sáu điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy về tư cách người Công an cách mạng có nội dung vô cùng sâu sắc, phong phú với đầy đủ ý nghĩa cách mạng và khoa học, thể hiện đầy đủ bản chất của Công an nhân dân. Tư cách người Công an cách mạng không chỉ biểu hiện ở cách ăn ở, cư xử, phẩm chất đạo đức mà bao hàm cả nhân cách, tài năng với những phẩm chất chính trị đặc biệt. Đây là điều kiện cần thiết để người công an cách mạng hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang mà Đảng và nhân dân giao phó. Tư cách người Công an cách mạng là tổng thể hợp thành bao gồm 6 mối quan hệ cơ bản. Trong đó mối quan hệ với mình được Bác Hồ đưa lên hàng đầu.

“Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính”.

Tìm hiểu đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ: “Người ta hay nhắc đến những điều Người thường căn dặn: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” nhưng phải hiểu điều cao quý đó với ý nghĩa và tinh thần theo học thuyết Mác - Lênin, theo nhân sinh quan của người cộng sản”. Đó là luận chứng chủ đạo giúp cho ta hiểu một cách khoa học tinh thần, nội dung cơ bản lời dạy của Bác. Cuộc đời Hồ Chí Minh chính là một tấm gương mẫu mực tuyệt vời về rèn luyện đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính để chúng ta noi theo. Suốt đời Bác, dù là lúc khó khăn gian khổ hay khi giữ những trọng trách lớn nhất của Đảng, Nhà nước, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính luôn luôn được người thực hiện một cách mẫu mực, gắn chặt với sự nghiệp phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đạo đức cần, kiệm, liêm chính của Người trọn vẹn, hoàn hảo đến tận lúc phải từ biệt thế giới này, Bác cũng “không có điều gì phải hối hận” (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Người đã nhiều lần dạy Công an chúng ta phải cần, kiệm, liêm, chính. Lời dạy của Người giản dị, xúc tích, dễ hiểu và mọi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam đều có thể thực hiện được.

Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng có vai trò tiên phong trong sự nghiệp giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ Tổ quốc. Nhân cách cao đẹp của mỗi cán bộ, chiến sĩ sẽ tạo nên một sức mạnh vô địch của toàn lực lượng. Vì vậy, việc rèn luyện phẩm chất cách mạng, trau dồi đức “cần, kiệm, liêm, chính” là trách nhiệm và mục tiêu phấn đấu của tất cả các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Để học tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên tinh thần Sáu điều Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cần nhận thức về cần, kiệm, liêm, chính một cách cụ thể hóa. Người Công an cách mạng trước hết phải tự đối mặt với chính mình, phải tự chống lại những thói hư tật xấu trong mình, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ - một kẻ thù nguy hiểm của người cách mạng. Người công an cách mạng trước hết phải là người cách mạng gương mẫu, thực hành lối sống cần, kiệm, liêm, chính. Đó vừa là yêu cầu của cách mạng cũng vừa là lương tâm, lẽ sống của người Công an cách mạng. Bác Hồ luôn nhắc nhở: “không thực hành lối sống cần, kiệm, liêm, chính là có tội với Tổ quốc, có tội với đồng bào, thiếu một trong số đức tính ấy thì không phải là người cách mạng”.

Về chữ Cần, như chúng ta đã biết, dưới bất kì một xã hội nào, một ngành nghề nào con người cũng phải lao động để sống. Lao động đã sáng tác ra chính bản thân con người, sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần và điều kiện tiên quyết cho xã hội phát triển. Trong lao động, chữ “Cần” được hiểu là siêng năng, cần cù, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng; là năng suất trong bất kỳ công tác nào. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Mỗi người lao động - trong đó có lực lượng Công an nhân dân phải nhận thức được lao động là vinh quang, là nghĩa vụ, là thước đo lòng yêu nước gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là biểu hiện cụ thể của đạo đức, phẩm giá con người. Mỗi người được phân một nhiệm vụ, ở một vị trí công tác cụ thể phải sẵn sàng phục tùng sự phân công của xã hội với ý thức “bất kỳ làm việc gì cho cách mạng, cho nhân dân, có lợi ích cho giai cấp đều là vẻ vang”. Ngay từ những ngày sau cách mạng tháng tám, Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng con người mới để phù hợp với một xã hội mới, trong đó Người nêu cao đức tính cần cù trong lao động. Không có một thành quả lao động nào vững bền nếu không được tích lũy vào đó sự cần cù siêng năng và lao động có đầu óc của người làm ra nó. Đó là tầm quan trọng của cần cù siêng năng đã được đúc rút từ bao đời của ông cha ta. Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù siêng năng sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó cần mẫn tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Con người có đức tính cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy cũng làm được. Giống như tục ngữ ta có câu: “Nước chảy đá mòn. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ”. Nghĩa là Cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được. Cũng giống như dao siêng mài thì sẽ sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định sẽ thành công. Siêng hoạt động thì sẽ có sức khỏe. Chữ “cần” ở đây không áp dụng ở một chủ thể nhất định, mà nó mang một nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần. Người siêng năng thì mau tiến bộ. Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no. Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh. Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu. Muốn cho chữ “Cần” có nhiều kết quả hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Công việc bất kỳ to nhỏ đều có điều nên làm trước, điều nên làm sau. Nếu không có kế hoạch, điều nên làm trước mà để lại sau, điều nên làm sau mà đưa làm trước, như thế sẽ hao tổn công sức và thì giờ, công việc lại không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Bên cạnh đó, chữ Cần cũng phải đi đôi với chữ Chuyên. Chuyên nghĩa là dẻo dai, bền bỉ, đều đặn. Nếu chỉ Cần một hôm, mà chín hôm còn lại không Chuyên thì chả khác gì chiếc áo phơi một hôm, còn chín hôm còn lại là ngâm nước. Cái đức tính cần là một phẩm chất mà bất cứ con người ở xã hội nào cũng đều cần đến. “Cần” là bản chất cần cù, siêng năng lâu dài, bền bỉ, trước sau như một, “Cần” là luôn cố gắng, luôn chăm chỉ, cả năm cả đời chứ không phải gắng làm cố chết cố sống trong một ngày, một tuần rồi đến hôm sau lại lơ đãng, làm biếng, bỏ bê công việc.

Trong công tác chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân, chữ cần đóng vai trò vô cùng to lớn. Chữ “Cần” trong lời dạy của Bác là bản chất siêng năng cần mẫn trong mỗi người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, chứ không phải chữ cần bộc phát, xổi nổi, nhất thời. Đối với lực lượng Công an nhân dân trong lao động cũng như công tác chiến đấu, mỗi người đều có vị trí riêng thuộc hệ thống tổ chức, lĩnh vực nghiệp vụ, chiến đấu cụ thể; chính vì vậy từng người hoàn thành chức trách của mình cũng có ý nghĩa là tạo điều kiện để tập thể hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Công an là công cụ bạo lực trọng yếu của cách mạng phải đấu tranh với kẻ thù nguy hiểm, có nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nhan hiểm, tinh vi và xảo quyệt. Chính vì vậy, đối với tự mình và với công việc để thực hiện được chữ “Cần” đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải luôn làm việc một cách thận trọng, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm và tỉnh táo, phải xây dựng một ý chí vững chắc, không ngại khó khăn gian khổ. Cần cù trong công tác chiến đấu phải đi đôi với cần cù trong học tập, rèn luyện đến nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ khoa học kỹ thuật cần thiết để đạt hiệu quả trong công tác, chiến đấu ngày càng cao hơn.

Sự giác ngộ đó phải được thể hiện bằng hiệu quả công tác, chiến đấu thực sự. Quá trình công tác, chiến đấu cần có tinh thần nhiệt tình cách mạng gạt bỏ mọi tính toán cá nhân, khắc phục khó khăn, trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệt tình cách mạng cao phải được kết hợp với phương pháp làm việc khoa học thì cần cù mới có hiệu quả về năng suất và chất lượng tốt. Bác chỉ rõ: “Muốn chữ cần có kế hoạch cho mọi công việc, phải cân nhắc có tính toán kỹ mọi yêu tố của công việc, tìm cách làm ưu việt nhất nhằm đạt tới hiệu suất, chất lượng công tác cao nhất”. Không những thế mỗi người cần cù không chỉ là làm việc với tinh thần cố gắng bền bỉ, dẻo dai làm phải có chuyên môn điêu luyện, có kỹ thuật tiên tiến, có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám vươn lên tới điển hình tiên tiến, có hiệu suất công tác, chiến đấu cao. Chỉ lao động có kỹ thuật chuyên môn, có sáng tạo thì mới làm chủ được công việc của mình trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay. Mặt khác thái độ lao động phải làm việc có kỷ luật, tự giác, tôn trọng quy phạm kỹ thuật, chống làm bừa, ẩu, tuy tiện, nâng cao hiệu quả giờ công, ngày công lao động. Điều cơ bản là phải hoàn thành nhiệm vụ của mình với chất lượng công tác tốt, năng suất lao động cao. Bác chỉ rõ: “Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình”.

Thứ hai là chữ “Kiệm”, vậy Kiệm là thế nào? Kiệm ở đây là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Đây là nguyên lý, phương châm đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thấu hiểu và thực hành thường xuyên trong cuộc sống và công tác. Trong quá trình lao động, làm bất cứ việc gì cũng đều phải phối hợp các yếu tố lao động sản xuất với nhau, có kế hoạch cụ thể sao cho không thừa, không thiếu lại đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó vấn đề tiết kiệm được đặt ra như một yếu tố kinh tế xã hội. Tiết kiệm ở đây trước hết là thời gian. Bác thường nói: “Thời giờ là vàng ngọc”. Trong cuộc sống không phải cái gì cũng có sẵn cho ta sử dụng. Và dẫu có thì cũng không phải là vô tận. Các-Mác đã có câu nói nổi tiếng: “Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Tiết kiệm thời gian là sự tiết kiệm cần thiết nhất và tiết kiệm thời gian đồng nghĩa với việc tiết kiệm mọi giá trị khác trong đời sống. Thời gian là cái mỗi người có được nhưng không phải vô tận. Thời gian luôn hoạt động theo trục tuyến tính “một đi không trở lại” nên khi mất đi sẽ không lấy lại được nữa. Nó là điều cần thiết để mỗi người tìm hiểu điều mình muốn, thực hiện việc cần làm cũng như tìm ý nghĩa cho công việc và cuộc sống. Trong công tác và chiến đấu, nếu mỗi cán bộ, chiến sĩ biết tận dụng và tiết kiệm thời gian thì sẽ có thêm thời gian cho những công việc mới, cơ hội mới để tạo nên những giá trị mới. Chính vì vậy bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân phải biết tận dụng mọi khoảng thời gian để giải quyết công việc, lập kế hoạch và xác định rõ mục tiêu và cách thức hoạt động cụ thể, đồng thời phân bổ thời gian hợp lý cho mọi hoạt động trong công việc và cuộc sống, sao cho “một giờ làm xong công việc của 2-3 giờ, một người làm xong công việc của 2-3 người”. Bất cứ làm việc gì, khi đã làm thì phải hăng hái, chăm chỉ, chuyên chú, làm cho ra trò. Tiết kiệm thời giờ của mình phải đi kèm với ý thức tiết kiệm thời giờ của người khác. Thứ hai là phải biết tiết kiệm của cải, vật chất hay nói cách khác phải biết sử dụng của cải, vật chất, vật liệu, vốn, trang thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong hoạt động sản xuất mà hao phí ít nhất. Tiết kiệm như vầy không phải là bủn xỉn, keo kiệt mà là dám mạnh dạn đầu tư vào việc cần làm trên mọi địa bàn, từ địa phương đến toàn quốc, vì vốn dĩ quy luật tiết kiệm có sự tương tác với nhau, một nơi không thực hiện tiết kiệm sẽ kéo theo sự lãng phí của nhiều nơi khác. Tiết kiệm để nhằm giúp cho chúng ta hoàn thành nhiệm vụ trong công tác, chiến đấu chống tội phạm, đồng thời cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện liêm, chính. Tiết kiệm đối lập với xa hoa, phô trương, lãng phí, làm bừa, làm ẩu, làm hại cơ chế chung. Việc tiết kiệm cũng là thái độ ứng xử của những người biết yêu và biết quý trọng những giá trị của cuộc sống.

Nhưng trong cuộc sống, “Cần” với “Kiệm” phải luôn đi đôi với nhau như một thể thống nhất. Nếu có “Cần” mà không có “Kiệm” thì làm được chừng nào xào đồng đấy. Cũng giống như một cái thùng không đáy, có đổ nước vào chừng nào thì cũng ra hết chừng ấy, có gắng đổ bao nhiêu thì mãi vẫn chỉ là một cái thùng trống rỗng. Nếu chỉ biết “Kiệm” mà không “Cần” thì lại không tăng thêm, không phát triển được, mãi cũng chỉ dậm chân tại chỗ, không vươn xa và đạt được những thứ cao hơn, tiến bộ hơn. Vì vốn dĩ một cái thùng chỉ đựng một ít nước, mãi không chịu đổ thêm nước vào thì một thời gian sau nước trong bình chắc chắn sẽ hao đi, dần theo thời gian thì nó cũng sẽ là cái thùng trống rỗng. Chính vì vậy, “Cần” và “Kiệm” luôn luôn phải song hành với nhau nhưng song hành làm sao cho hợp lý thì mới là vấn đề quan trọng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải biết cách để tiêu xài hợp lý, phải biết đâu là việc đáng tiêu và không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, đem lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc thì có tốn bao nhiêu công sức, bao nhiêu tiền của thì cũng thấy vui lòng. Nhưng khi không nên tiêu thì phải kiên quyết không phung phí. Tiết kiệm là kiên quyết không xa xỉ, xa xỉ là có tội với Tổ quốc, với đồng bào. Vì vậy, trong công tác của Công an nhân dân, để việc tiết kiệm được thực hiện tốt thì mỗi cán bộ, chiến sĩ phải làm việc có tổ chức, có trách nhiệm; dù là việc to hay việc nhỏ đều phải có kế hoạch cụ thể, đó cũng là một phẩm chất đạo đức cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng yêu nước.

Nhắc đến việc thực hành tiết kiệm, chúng ta không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời Bác luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm. Tiết kiệm theo Bác là “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” nhưng cũng “không phải là bủn xỉn, tiết kiệm không phải ép nhịn ăn, nhịn mặc mà chi tiêu ở những việc cần thiết, thể hiện nếp sống văn minh”. Người nhắc nhở: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Đồng chí ta phải học lấy bốn đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm chính”. Chính vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, từ việc ăn, ở, sinh hoạt, mọi lúc, mọi nơi, Người không nói nhiều, không hô hào đao to búa lớn mà luôn thể hiện tinh thần gương mẫu về thực hành tiết kiệm bằng chính những hành động, nếp sống của mình. Bữa ăn của Người không có gì khác bữa ăn của mọi gia đình Việt Nam: bát cơm, quả cà muối, con cá kho, đĩa rau muống luộc… Trang phục hàng ngày của Người cũng rất đơn sơ, vài bộ quần áo kaki, đôi dép cao su cũ kỹ,…thế nhưng trong mắt nhân loại thế giới nói chung và toàn thể dân tộc Việt Nam nói riêng hình ảnh của Người vẫn luôn hiện lên rất đẹp và thanh cao, là tấm gương sáng cho thế hệ người sau noi theo.

Thứ ba là “Liêm”. Bác định nghĩa: “Liêm là không tham ô, luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân”. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người lam quan không đục khoét dân, thì gọi là Liêm, chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Ngày nay, đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người đều biết thương cha mẹ.

Hồ Chí Minh đã nói: “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Chính vì vậy mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn giữ cho mình phẩm chất ngay thẳng, trong sạch, không tham lam, luôn tôn trọng và giữ gìn của công, của dân, không xâm phạm tài sản của Nhà nước và nhân dân. Phạm vào tội tham ô, trộm cắp, hối lộ dù chỉ là nhỏ cũng đưa lại hậu quả tai hại về nhiều mặt và không chỉ là sai lầm về đạo đức mà còn phạm pháp luật hình sự. Vì vậy, Liêm vừa là đạo lý vừa là pháp lý đối với từng người cũng như cả một tập thể. Liêm trước hết phải tôn trọng, bảo vệ tài sản của công, tai sản xã hội chủ nghĩa. Việc quản lý, sử dụng, bảo vệ những trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, tài sản tập thể, của xã hội, đặc biệt là tài sản được Nhà nước giao cho ngành Công an trực tiếp quản lý, sử dụng. Người liêm khiết phải nắm được pháp luật, tuân theo pháp luật, thi hành chức trách quy định theo đúng bốn chế độ trách nhiệm; phải để lợi ích cá nhân của mình hài hòa trong lợi ích của tập thể; không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm nghề nghiệp của mình để mưu đồ lợi ích cá nhân; phải tích cực đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, chống tham ô, hối lộ, trộm cắp, biển thủ tài sản của tập thể; không xâm phạm đến cái kim, sợi chỉ của dân; không làm những điều phi đạo lý, phi pháp; sống trong sạch, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với bản chất ưu Việt của chế độ xã hội ta; có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với đơn vị mình và rộng ra là toàn xã hội.

Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm, cũng như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được, vì nếu sống xa xỉ, phung phí thì sẽ sinh tham lam, ích kỷ. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Mỗi người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải luôn sống chiến đấu và làm việc một cách ngay thẳng, chính trực. Không cậy quyền cậy thế đục khoét của dân, ăn đút lót hoặc trộm của công làm tư. Dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị. Gặp việc phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham vật úy lạo. Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh úy tử. Tất cả đều trái với chữ Liêm. Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp, dù là công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, đã là trộm cắp thì là bất liêm. Liêm phải được thể hiện bằng hành động cụ thể, gắn với chức năng, nhiệm vụ công tác, với công việc hàng ngày; không tham nhũng tiêu cực, xa hoa lãng phí; tuân thủ đúng các quy trình, quy định, quy chế đã ban hành và những những quy định pháp luật Nhà nước, điều lệnh của Ngành, nhằm phục vụ lợi ích của Đảng, của nhân dân, của Ngành được nhiều nhất, tốt nhất. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam phải xây dựng cho được ý thức kỷ cương, kỷ luật, chặt chẽ, tự giác làm cho hết việc chứ không phải làm đối phó cho hết giờ; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo năng lực chuyên môn của cá nhân để tăng cường sức mạnh của tập thể, gắn sức mạnh tập thể với sức mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương nói riêng và trên cả nước nói chung.

Thực tiễn cho thấy nạn quan liêu, cửa quyền, hách dịch là thực tế diễn ra hàng ngày; là một nỗi nhức nhối chưa khắc phục triệt để trong một bộ phận cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân các cấp. Đó là một căn bệnh nguy hiểm cần phải tập trung đấu tranh, phê phán mạnh mẽ và loại bỏ kịp thời. Những căn bệnh, thói hư tật xấu đó đã gây mất lòng tin của một bộ phận nhân dân vào lực lượng Công an, làm suy giảm uy tín và hình ảnh tốt đẹp của người Công an cách mạng. Công an là một lực lượng quan trọng, nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ pháp luật của Nhà nước, hơn ai hết mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải luôn là những người gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, phải tự mình nghiêm khắc với chính mình và kiên quyết xử lý những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, lợi dụng kẻ hở của luật pháp, chính sách để trục lợi, lợi dụng vị thế, quyền lực do ngành giao cho để sách nhiễu hoặc gây oan trái với nhân dân. Mặt khác, kiên quyết đấu tranh khắc phục, loại bỏ tư tưởng cục bộ bản vị, giữ gìn đạo đức cá nhân ích kỷ, đặt đạo đức cá nhân lên trên đạo đức xã hội, giữ gìn danh tiết cá nhân dẫn đến bảo thủ, thụ động, kìm hãm sự năng động, không dám đổi mới. Cán bộ, chiến sĩ công tác trong Công an nhân dân dù hoạt động ở lĩnh vực nào, lực lượng nào, cấp nào đều phải nâng cao nhận thức về công tác dân vận, học tập và quán triệt sâu sắc tư tưởng “thân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng tinh thần trách nhiệm đồng cam cộng khổ, gắn bó mật thiết với nhân dân ở địa bàn, thực sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hết lòng hết sức yêu thương quý trọng nhân dân và tận tụy phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân. Đồng thời, phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân. Thành ngữ có câu “Quan tham vì dân bại”, nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không Liêm cũng hóa ra Liêm. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ Liêm. Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm cho dù kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì. Mỗi người phải nhận ra rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân. Tham lam là sống trên mồ hôi nước mắt của nhiều người khác chứ không phải do chính công sức lao động của mình, chính vì vậy nó không đáng được tự hào, không đáng được nhân dân coi trọng. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều thi đua thực hành liêm khiết thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiêm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của Chính. Một cây cần có gốc rễ, cành, lá, hoa quả thì mới là hoàn toàn. Cũng giống như con người, một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải Chính thì mới là người hoàn thiện. Bác đã chỉ ra: “Chính có nghĩa là không tà, thẳng thắn”. Khái niệm của Bác là cơ sở để xem xét một con người chân chính hay phi nghĩa, mọi hiện tượng phi lý hay chân lý đều thể hiện ở quan điểm, lập trường, thái độ, hành vi.

Trên trái đất có hàng triệu người, song trong số người ấy được chia làm hai hạng là: thiện và ác. Trong xã hội có trăm công ngàn việc và những công việc ấy có thể chia làm hai loại là việc chính và việc tà. Làm việc Chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Người có chính nghĩa là “Việc phải dù nhỏ mấy cũng làm, việc trái dù nhỏ mấy cũng tránh”. Việc phải, việc trái theo quan điểm của Bác là phải lấy lợi ích của cách mạng, của giai cấp công nhân, của nhân dân làm gốc rễ. Đã là việc phải, việc chính nghĩa thì dù nhỏ mấy cũng cam; không ngoảnh mặt làm ngơ hay thờ ơ ngồi nhìn những hành vi phi lý, phạm pháp; không nói suông, bình phẩm những mặt tiêu cực mà phải tỏ thái độ và có trách nhiệm đấu tranh quyết liệt để bảo vệ chân lý, chính nghĩa. Phải quán triệt quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng mà phân biệt ranh giới giữa đúng sai, thật giả, chính tà, mà đối nhân xử thế cho đúng nguyên tắc, có lý, có tình. Con người chính nghĩa là con người không xu nịnh, thẳng thắn, trung thực, dũng cảm nhận rõ khuyết điểm của bản thân, chân thành học hỏi, thật thà đoàn kết, thẳng thắn tự phê bình và phê bình. Trong mọi tình huống tác động bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn kiên định giữ vững lập trường “Thắng không kiêu, bại không nản”.

Thái độ chính nghĩa được thể hiện ở tinh thần luôn lạc quan cách mạng, tin tưởng ở lý tưởng, chính nghĩa, ở đường lối của Đảng, ở sức mạnh của ta, ở thắng lợi tất yếu. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải nhận thức được vị trí và vai trò của mình, để từ đó xác định được phương châm, mục tiêu lý tưởng cách mạng. Đối với tự mình chớ tự kiêu, tự đại vì đó là thứ khờ dại vô bổ nhất. Mình hay nhưng sẽ còn nhiều người khác hay hơn mình, mình giỏi còn nhiều người khác giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại chính là tự thoái bộ. Bản thân của mỗi người phải luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ có nghĩa là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình sẽ thoái bộ, lạc hậu. Bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, thật thà nhận những khuyết điểm của mình để tìm cách sữa chữa. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý. Không thực hành phê bình thì không xứng đáng là người cách mạng. Đối với người - được hiểu là đối với gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè; rộng ra là đồng bào cả nước, rộng ra nữa là cả nhân loại thì ta phải luôn yêu quý, kính trọng, giúp đỡ với thái độ chân thành, khiêm tốn, thật thà đoàn kết, phải thực hành chữ “bác”, “ái”, giúp người tiến tới. Riêng bọn Việt gian bán nước, bọn phát xít thực dân, bọn phản động, những kẻ phạm tội là những đối tượng mà chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, đánh bại. Đối với công việc, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải để công việc nước lên trên việc tư, việc nhà, việc công trên việc tư, không để công tư lẫn lộn. Đã phụ trách việc gì thì phải quyết làm cho kỳ được, làm cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, quyết làm cho thành công. Việc gì dù có lợi cho mình, phải xem xét nó có lợi cho nước không, nếu không có lợi hoặc gây hại cho nước thì quyết tâm không làm. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho dân, dù là một việc nhỏ thì một năm ta sẽ làm được 365 việc, nhiều lợi nhỏ cộng lại thành lợi to.

Cần, kiệm, liêm, chính tuy từng vấn đề có nội dung riêng nhưng lại gắn bó mật thiết với nhau, đòi hỏi phải thực hiện nó trong một tổng thể thống nhất. Bác chỉ rõ: “Bốn điều đó phải đi liền với nhau”. Cần, kiệm, liêm, chính quy định lẫn nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia góp phần tạo nên chỉnh thể về nhân cách của con người. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) Hồ Chí Minh chỉ rõ: “muốn làm cách mạng thành công, người cán bộ cách mạng trước hết phải có tư cách cách mạng. Tư cách của người cán bộ cách mạng là sự thống nhất biện chứng giữa ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người: quan hệ với mình, quan hệ với mọi người và quan hệ với công việc”. Chúng ta đã là người Công an nhân dân Việt Nam thì chúng ta phải là người có đạo đức cách mạng mẫu mực; phải thể hiện được phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính trong thực tiễn công tác, chiến đấu, trong đời sống xã hội, trong phong cách mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. Trước hết bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, nắm vững những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định được cho bản thân lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, bồi dưỡng lòng tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao lập trường kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, mỗi chúng ta phải nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng những lời dạy của Bác đối với Công an nhân dân Việt Nam. Đó là đòi hỏi tất yếu và là điều kiện cơ bản của người công dân Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, phải kiên định cứng rắn trước mọi thủ đoạn mua chuộc, cám dỗ, chia rẽ nội bộ của các thế lực thù địch; kiên quyết đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Và cuối cùng, mỗi cá nhân chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình một bản lĩnh chiến đấu kiên cường, Bác đã dạy: “Phạm vi hoạt động của Công an nhân dân rất rộng rãi, đòi hỏi phải chính xác, cụ thể, linh hoạt, khẩn trương, kịp thời”; chính vì vậy, mỗi chiến sĩ công an nhân dân phải luôn nhận rõ được kẻ thù, hiểu sâu được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, khắc sâu lòng căm thù địch, vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, cảnh giác, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, thường xuyên rèn luyện để trở thành lực lượng vũ trang vững mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thường xuyên rèn luyện đức tính “cần, kiệm, liêm, chính”, ra sức học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy. “Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc”, đó là những đức tính tốt đẹp mà lực lượng Công an nhân dân cần phải có để củng cố bản chất giai cấp công nhân, nhận thức đúng chức năng và nhiệm vụ công tác của ngàn, tạo tiền đề để lực lượng Công an nhân dân Việt Nam trở thành công cụ chuyên chính trọng yếu, lực lượng vũ trang vững mạnh của Đảng, có nhiệm vụ bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc sống yên vui hạnh phúc của Nhân dân./.

Đặng Nghi - Phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk

Các tin khác

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CÔNG AN TỈNH ĐẮK LẮK

Địa chỉ : 58 Nguyễn Tất Thành - Tp.Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk

Điện thoại: 0694 387 789

Chung nhan Tin Nhiem Mang

ipv6 ready

dobrowin |
betleao |
moverbet |
winzada 777 |
supremo |
casadeapostas |
dobrowin |
betleao |
moverbet |
wazamba |
fezbet |
betsson |
lvbet |
dobrowin |
betsul |
pixbet |
bwin |
betobet |
dobrowin |
bet7 |
betcris |
blaze |
888 |
betano |
stake |
stake |
esportesdasorte |
betmotion |
rivalry |
novibet |
pinnacle |
cbet |
dobrowin |
betleao |
moverbet |
gogowin |
jogos win |
campobet |
mesk bet |
infinity bet |
betfury |
doce |
bet7k |
jogowin |
lobo888 |
iribet |
leao |
dobrowin |
allwin |
aajogo |
pgwin |
greenbets |
brapub |
moverbet |
onebra |
flames |
brdice |
brwin |
poplottery |
queens |
winbrl |
omgbet |
winbra |
goinbet |
codbet |
betleao |
fuwin |
allwin568 |
wingdus |
juntosbet |
today |
talon777 |
brlwin |
fazobetai |
pinup bet |
bet sport |
bet esporte |
mrbet |
premier bet |
apostebet |
spicy bet |
prosport bet |
bet nacional |
luck |
jogodeouro |
heads bet |
marjack bet |
apostaganha |
gbg bet |
esoccer bet |
esport bet |
realbet |
aposte e ganhe |
aviator aposta |
bet vitoria |
imperador bet |
realsbet |
bet favorita |
esportenet |
flames bet |
pague bet |
betsury |
doce888 |
obabet |
winzada |
globalbet |
bet77 |
lottoland |
7gamesbet |
dicasbet |
esportivabet |
tvbet |
sportbet |
thelotter |
misterjackbet |
esportebet |
nacionalbet |
simplesbet |
betestrela |
batbet |
Pk55 |
Bet61 |
Upsports Bet |
roleta online |
roleta |
poker online |
poker |
blackjack online |
bingo |
12bet |
33win |
bet168 |
bk8 |
bong88 |
bong99 |
fcb8 |
hb88 |
hotlive |
ibet888 |
k8 |
kubet77 |
kubet |
lode88 |
mig8 |
nbet |
onebox63 |
oxbet |
s666 |
sbobet |
suncity |
vwin |
w88 |
win2888 |
zbet |
xoso66 |
zowin |
sun |
top88 |
vnloto |
11bet |
bet69 |
8xbet |
leon |
amon |
bons |
skol |
32red |
yako |
mrrex |
winny |
mrbit |
slotv |
21bit |
tsars |
buumi |
bizzo |
netbet |
24bet |
rummy |
sbobet |
patti |
mirax |
12bet |
amunra |
maneki |
mrplay |
dreamz |
refuel |
goslot |
ivibet |
gamdom |
pgebet |
casigo |
nomini |
betobet |
betshah |
spinrio |
heyspin |
nyspins |
21prive |
1xslots |
220patti |
casitsu |
nobonus |
slotbox |
teen patti |
puma |
satsport |
lottoland |
national |
pinnacle |
alexander |
marvel bet |
vinyl |
22bet |
rant |
baji |
yoyo |
oppa888 |
bilbet |
roobet |
vave |
nextbet |
comeon |
bluechip |
unibet |
leonbet |
betfury |
pino |
slottica |
w88 |
casumo |
rivalry |
exclusive |
sol |
highway |
500 casino |
jazz |
howl |
supernova |
sherbet |
fresh |
daddy |
jet |
wish |
eclipse |
inplay |
drip |
marvel |
stake |
scorpion |
luxebet |
drake |
thor |
puma |
winzir |
loki |
shazam |
rivalry |
f1 casino |
xgbet |
sushi |
bk8 |
art casino |
manga |
pgasia |
gemini |
bingoplus |
slot vip |
help slot win |
8k8 slot |
tadhana slot |
jili slot |
55bmw slot |
vip slot |
nn777 slot |
jili slot 777 |
tg777 slot |
w500 slot |
phfun slot |
bmw55 slot |
sg777 slot |
wj slot |
slot free 100 |
lucky cola slot |
cc6 slot |
taya777 slot |
ph444 slot |
slot games |
fb777 slot |
okebet slot |
help slot |
tg77 slot |
phwin slot |
vvjl slot |
fc777 slot |
slot vin |
yy777 slot |
define slot |
define slot |
inplay |
99bet |
60win |
melbet |
jollibet |
jili slot |
rich711 |
tayabet |
phl63 |
unobet |
63jili |
mwplay888 |
gold99 |
jolibet |
ubet95 |
nice88 |
jili777 |
nn777 |
phlove |
jiliko |
55bmw |
phoenix game |
8k8 |
cgebet |
7up gaming |
diamond game |
hellowin |
win88 |
big win |
kabibe game |
sabong bet |
phcity |
colorplay |
tongits go |
slotsgo |
spinph |
go perya |
casino frenzy |
aurora game |
escala gaming |
winning plus |
bingo plus |
ph dream |
747 live |
niceph |
lucky cola |
pera play |