
Luật Căn cước công dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của Nhân dân, phục vụ yêu cầu của công tác Công an, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình triển khai thi hành Luật đã xuất hiện một số tồn tại và các vấn đề phát sinh cần phải được xem xét để sửa đổi, bổ sung, như: Công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau; Luật Căn cước công dân không quy định về cấp số định danh cá nhân cho trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; các quy định của Luật Căn cước công dân về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân còn chưa được đầy đủ, bao quát... Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, nhằm tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cần thiết phải sửa đổi luật hiện hành để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta.
Vừa qua, ngày 01/4/2023, Chính phủ đã có Tờ trình Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó có chỉnh lý tên gọi từ “Luật Căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”. Tuy nhiên, trên Internet và các trang mạng xã hội, các đối tượng có tư tưởng cực đoan, chống đối đã cố tình xuyên tạc, bịa đặt những thông tin sai sự thật, không có căn cứ thực tiễn như: “Sử dụng thẻ cước công dân gắn chíp là vi phạm đời tư cá nhân”, “đi đâu cũng bị định vị”, “thẻ căn cước gắn chíp là để theo dõi người dân”, “Luật Căn cước mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước”, “tốn kém thời gian, công sức”… nhằm tạo ra tranh cãi trong xã hội, gây lo lắng, bức xúc trong Nhân dân, chuyển hướng thành bất mãn, chống đối việc triển khai thực hiện chiến dịch cấp thẻ căn cước của cơ quan chức năng. Những luận điệu trên cần phải được nhận diện, phòng ngừa kịp thời.
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện nay đang có rất nhiều loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cũng không gắn từ “Công dân” vào phía sau như hộ chiếu, bảo hiểm… do đó việc chỉnh lý thuật ngữ này cũng là chuyện bình thường, hợp lý, không phải như suy diễn của các phần tử phản động. Sự chỉnh lý này còn nhằm phù hợp với xu thế hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới, bởi một số quốc gia trên thế giới cũng có cách gọi tên ngắn gọn là căn cước mà không cần thêm từ công dân; cùng với đó sự điều chỉnh này còn tạo nhằm điều kiện thuận lợi hơn nữa cho Việt Nam trong việc quản lý dân cư, mở rộng đối tượng cho các trường hợp “Công dân gốc Việt Nam sinh sống tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch”.
Thứ hai, tính năng ưu việt của thẻ Căn cước mới chính là tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn so với Căn cước công dân mã vạch trước đây, nên khi người dân đi làm các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch khác, chỉ cần mang thẻ Căn cước công dân gắn chip, giảm chi phí việc công chứng nhiều loại giấy tờ truyền thống, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các dịch vụ trực tuyến của Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, sử dụng thẻ CCCD gắn chíp có thể phòng ngừa các loại giấy tờ giả mạo bởi mức độ an toàn, bảo mật của chíp rất cao và việc đối sánh sinh trắc học có thể thực hiện ngay trên chíp nên thông tin định danh của công dân được lưu trên thẻ là không thể thay đổi.
Thứ ba, theo quy định hiện nay thì “Chip điện tử lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân” (điểm d, khoản 3, Điều 3 Thông tư số 06/2021/TT-BCA ngày 23/1/2021 của Bộ Công an) và Chip điện tử gắn vào thẻ căn cước không theo dõi được công dân vì không có chức năng định vị. Tất cả các thông tin được lưu trữ đều được bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn do Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.
Thứ tư, trong dự thảo luật đã nêu rất rõ Căn cước công dân được cấp trước ngày dự thảo luật Căn cước mới có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Vậy nên, việc các đối tượng cho rằng “Luật Căn cước mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước” là thông tin bịa đặt, vô căn cứ, xuyên tạc sự thật.
Việc xây dựng, hoàn thiện Luật Căn cước nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, thể chế hóa quan điểm của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; nhất là, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân, tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự của công dân.
Vì vậy, Nhân dân cần tin tưởng rằng chủ trương cấp căn cước gắn chip điện tử là yêu cầu đúng đắn, cần nêu cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và tự giác phối hợp, giúp đỡ cơ quan chức năng hoàn thành việc cấp căn cước gắn chip điện tử để góp phần tạo bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ở nước ta./.
Mộc Hằng
- Khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị, khóa 2, hệ không tập trung, lớp thứ 1, do trường Đại học An ninh nhândân dân liên kết với Công an tỉnh Đắk Lắk đào tạo (15/07/2025, 14:13)
- Thông báo tìm người ký gửi nông sản và tiền mặt tại công ty TNHH MTV Thương mại và dịch vụ Hoàng Quyến, địa chỉ Thôn 2, phường Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (15/07/2025, 10:43)
- Đội tuyển Công an tỉnh Đắk Lắk nỗ lực tập luyện hướng tới chung kết Hội thi điều lệnh, quân sự, võ thuật toàn quốc (12/07/2025, 21:27)
- Đoàn viên thanh niên Công an tỉnh Đắk Lắk xung kích, đi đầu trong việc hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp - cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở (12/07/2025, 11:21)
- Công an tỉnh Đắk Lắk tích cực tham mưu chính quyền cấp xã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (10/07/2025, 16:01)
- Công an phường Tân Lập, tỉnh Đắk Lắk xử lý 03 trường hợp sử dụng súng hơi trái phép (10/07/2025, 13:33)
- Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đặc xá – đợt 1 (30/4) và triển khai công tác đặc xá - đợt 2 (2/9) năm 2025 (09/07/2025, 14:07)
- Công an xã Quảng Phú tổ chức Hội nghị triển khai công tác với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (08/07/2025, 10:56)
- Những bài học kinh nghiệm sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (07/07/2025, 00:31)
- Cán bộ kiểm tra - người “gác cửa” về kỷ luật của Đảng (06/07/2025, 23:30)
- Kinh nghiệm thực hiện mô hình “Hai không một giảm về ma tuý” trên địa bàn xã Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk (05/07/2025, 23:20)