Tên TTHC |
Xác nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945 |
||
Cơ quan thực hiện |
UBND cấp xã xác nhận bản khai cá nhân hoặc thân nhân theo Mẫu; Đội Chính trị - Hậu cần/Đội Tổng hợp Công an huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cá nhân, thân nhân nộp hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh. |
||
Lĩnh vực |
Chính sách |
||
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp |
||
Trình tự thực hiện |
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Công an đơn vị, địa phương theo thẩm quyền có trách nhiệm căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cán bộ, đảng viên đang quản lý để hướng dẫn, lập hồ sơ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW, ngày 08/02/1999 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức Trung ương Đảng và gửi 01 bộ hồ sơ về Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (qua Cục Tổ chức cán bộ). Đối với đơn vị thuộc Tổng cục, do thủ trưởng cấp cục hoặc tương đương ký. Đối với đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, do thủ trưởng cấp cục hoặc tương đương ký. Đối với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do Giám đốc Công an tỉnh, thành phố ký. Bước 2: Cục Tổ chức cán bộ tiếp nhận hồ sơ do Công an đơn vị, địa phương chuyển đến thẩm định, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân duyệt, ký trình Đảng uỷ Công an Trung ương xét quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (mẫu số 1-LT1) hoặc xét quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng tám năm 1945 (mẫu số 2- TKN1). Bước 3: Nhận quyết định công nhận và chuyển đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi người có công cư trú để đăng ký quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi. |
||
Thời hạn giải quyết |
Hiện nay, Bộ Công an chưa có văn bản quy định cụ thể về thời gian xử lý đối với thủ tục này. Qua thực tiễn công tác trong 14 năm nhận thấy thời gian 30 ngày (không tính thời gian tiếp nhận xử lý của Cục Tổ chức cán bộ) là ngắn nhất và phù hợp nhất (do công tác thẩm tra, xác minh mất nhiều thời gian và mỗi hồ sơ thẩm tra, xác minh thời gian khác nhau). - Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an trong thời gian 45 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định từ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét ra Quyết định công nhận và chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú hoặc thân nhân (kèm hồ sơ theo quy định). - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ ra Quyết định thực hiện chế độ ưu đãi. |
||
Đối tượng thực hiện |
Cá nhân |
||
Căn cứ pháp lý |
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 16/7/2012). - Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. - Thông tư số 61/2013/TT-BCA ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân. - Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. |
||
Yêu cầu, điều kiện |
- Thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ bị ốm đau từ một tháng trở lên hoặc điều trị một lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên (thực hiện không quá hai lần trong một năm đối với một đối tượng). - Gia đình hạ sĩ quan, chiến sĩ gặp tai nạn, hỏa hoạn, thiên tai dẫn đến nhà ở bị sập, trôi, cháy hoặc phải di dời chỗ ở (thực hiện không quá hai lần trong một năm đối với một đối tượng). - Thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần, mất tích. |
||
Thành phần hồ sơ |
|
Bản chính |
Bản sao |
a) Bản khai cá nhân: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 thì lập bản khai theo Mẫu LT1; trường hợp hy sinh thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai theo Mẫu LT2 kèm biên bản ủy quyền (Mẫu UQ); - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thì lập bản khai theo Mẫu TKN1; trường hợp hy sinh thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng lập bản khai theo Mẫu TKN2 kèm biên bản ủy quyền (Mẫu UQ); b) Giấy tờ làm căn cứ xác nhận; - Người hoạt động cách mạng còn sống hoặc đã hy sinh, từ trần sau ngày 30/6/1999: + Lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1962 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý (sao y công chứng); + Lý lịch khai trong Cuộc vận động bảo vệ Đảng theo Chỉ thị số 90-CT/TW ngày 01/3/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III); + Lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tư số 297/TT-TW ngày 20/4/1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp vào Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975. - Người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần từ ngày 30/6/1999 trở về trước thì căn cứ một trong các giấy tờ: + Lý lịch (như trên); + Hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; + Hồ sơ liệt sĩ; + Lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; + Hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tang lịch sử của trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên. |
X
X
X
X
X
X
X
X |
X
X |
|
Số lượng hồ sơ |
Không quy định, tuy nhiên từ thực tế công tác, hồ sơ cần 04 bộ (đơn vị tiếp nhận ban đầu lưu 01 bộ; Công an tỉnh Đắk Lắk lưu 01 bộ; Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an lưu 01 bộ; 01 bộ chuyển Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk ). |
||
Biểu mẫu |
|
||
Thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả |
Từ thứ 2 đến thứ 6. Trong giờ hành chính. |
||
Lệ phí |
Không |
||
Kết quả |
Quyết định hưởng chính sách |